Phân biệt RCCB và RCBO

Phân biệt RCCB và RCBO như thế nào? 

Trong hệ thống điện hiện đại, an toàn điện là yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc lựa chọn thiết bị bảo vệ phù hợp giúa RCCB và RCBO sẽ giúp tối ưu hóa hệ thống và tránh những rủi ro nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúc bạn hiểu rõ sự khác nhau giữa RCCB và RCBO, ứng dụng và cách chọn loại thiết bị phù hợp nhất.

 

Phân biệt RCCB và RCBO

 

1. RCCB là gì? RCBO là gì?

Bảng so sánh nhanh

Tiêu chí

RCCB

RCBO

Bảo vệ dòng rò

Bảo vệ quá tải

Không

Bảo vệ ngắn mạch

Không

Ứng dụng

Trong hệ thống điện chống rò điện

Trong hệ thống điện chống rò điện và quá tải

Kích thước

Nhỏ hơn

To hơn nhưng sẽ nhỏ hơn RCCB+MCB

Ưu điểm

Đơn giản, dễ sử dụng, chi phí thấp

Đa chức năng, tiết kiệm không gian lắp đặt.

Nhược điểm

Không bảo vệ quá tải, ngắn mạch. Cần kết hợp MCB

Giá thành cao hơn

Cơ bản có thể hiểu RCCB + MCB = RCBO

 

 

 

>> Cấu tạo và nguyên lý làm việc của RCCB, RCBO

  • Ngoài 2 thiết bị trên còn có ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker): Chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải tương tự chức năng của RCBO và được ứng dụng trong các dự án lớn hay hệ thống công nghiệp,...

2. So sánh RCCB của một số hãng phổ biến

Tiêu chí

Mitsubishi

LS

Schneider

Chint

Dòng rò

30mA, 100mA, 30mA

30mA, 100mA, 30mA

30mA, 100mA, 300mA

30mA, 100mA

Tuổi thọ

>10000 lần đóng/cắt

6.000–8.000 lần đóng/ cắt

> 10.000 lần

4.000–6.000 lần

Loại RCCB

1P+N, 2P, 3P+N, 4P.

1P+N, 3P+N

1P+N, 2P,  4P.

1P+N, 3P+N

Chất lượng

Cao cấp,

Tốt, phổ biến

Cao cấp,

Trung bình

Giá thành

Cao

Trung bình

Cao

Thấp

3. So sánh RCBO cảu một số hãng thông dụng

Tiêu chí

Mitsubishi

LS

Schneider

Chint

Dòng rò

30, 100, 300mA

30,100, 300mA

30,100, 300mA

30mA

Dòng cắt

4.5kA

4.5kA đến 10kA

4.5 - 6 kA

6 kA

Tuổi thọ

>10.000 lần đóng/ngắt

7000-8.000 lần đóng/ cắt

>10.000 lần

4.000–6.000 lần

Loại RCBO

1P+N.

1P+N

1P+N

1P+N, 3P+N

Chất lượng

Cao

Tốt

Cao

Trung bình

Giá thành

Cao

Trung bình

Cao

Thấp-Trung bình

 

4. Khi nào thì sư dụng RCCB hay RCBO?

Dùng RCCB?

- Khi bạn đang sử dụng MCB riêng và muốn bổ sung chức năng chống rò điện.

- Khi muốn tiết kiệm chi phí trong hệ thống nhỏ, đơn giản.

Dùng RCBO?

- Khi muốn lắp đặt gọn gàng, tiết kiệm diện tích trong tủ điện mà muốn đảm bảo hết chức năng an toàn.

- Khi yêu cầu bảo vệ toàn diện cho từng nhánh: rò điện, quá tải, ngắn mạch.

- Khi muốn tăng tính linh hoạt trong việc bảo trì, thay thế thiết bị nhanh chóng.